Hdruôm hră mblang klei blŭ Êđê – Yuăn
Dân tộc Êđê là một trong những dân tộc thiểu số của Việt Nam có được tiếng nói và chữ viết riêng. Chữ Êđê được hình thành từ những năm nửa cuối thế kỷ XIX. Các cha cố Alexandre de Rhodes, Borri và Merini là những người đã nghiên cứu dựa vào mẫu tự Latin để ghi âm chữ Êđê. Năm 1838, cha Tabert đã vẽ được tấm bản đồ địa hình, thổ nhưỡng, dân cư Tây nguyên và Dak Lak.
Năm 1851-1857 có các cha Bouillevaux, Fontaine, Azema đến cao nguyên Mnông xây dựng giáo đường đã dùng mẫu tự Latin được dùng để ghi chép, biên soạn tiếng Êđê và Stiêng để dịch kinh thánh phục vụ cho việc truyền giáo. Người có công lớn nhất trong việc biên soạn bộ chữ Êđê là cha Alexandre de Rhodes, sau này các nhà trí thức người Êđê là Y-Jut Hwing, Y-Ut Niê Ƀuôn Rĭt và Y-Ƀlŭl Niê Blô đã cùng nhau hoàn thiện dần chữ Êđê như ngày nay.
Người Êđê có nhiều nhánh khác nhau như: Kpă, Adham, Bih, Krung, Ƀlô, Kdrao, Êpan, Mdhŭr. Mặc dù giọng điệu của mỗi vùng có hơi khác song chữ viết của người Êđê có tính thống nhất rất cao. Vì vậy, Êđê Kpă là tiếng Êđê phổ thông. Người Êđê kpă ở xung quanh thành phố Buôn Ma Thuột. Tiếng Êđê ở Dak Lak được xem là tiếng phổ thông của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên.
Xem bài tiếp theo: Bài 02
DANH SÁCH BÀI VIẾT